Bước chuyển Vaticanô II trong nền thần học luân lý - Canh tân quan niệm về con người

Dẫn nhập:

Có thể nói rằng nền thần học Công Giáo nói chung và thần học luân lý nói riêng đã có nhiều chuyển biến quan trọng xoay quanh cột mốc Công Đồng Vaticanô II.[1] Theo nhận định của Richard Gula, trong bước chuyển (shift) ấy, con người trở thành điểm khởi thích hợp cho việc triển khai ý nghĩa luân lý tổng quát, cũng như cho việc cung cấp những chuẩn mực nền tảng cần thiết cho những vấn đề liên hệ đến phần luân lý chuyên biệt.[2] Trong bối cảnh của những bước chuyển và thay đổi ấy, các câu hỏi có thể được được đặt ra là "tại sao nền thần học luân lý trước Vaticanô II cần được canh tân và canh tân như thế nào", "hình ảnh về con người đã biến chuyển ra sao" và "sự biến chuyển thể hiện trong nền thần học luân lý mới như thế nào"? 

Quan Niệm Về Thế Giới Trong Thánh Vịnh 104 - Một Đóng Góp Cho Thần Học Môi Sinh

Dẫn nhập:

Trong bài viết "Những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng môi sinh", giáo sư Lynn White đã cho rằng cái nhìn nhị nguyên phân tách giữa con người và thế giới tự nhiên, xem con người ở vị thế làm chủ, khai thác và bóc lột thế giới tự nhiên là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng môi sinh ngày nay.[1] Nhiều học giả sau đó phân tích cho thấy nguyên nhân khủng hoảng môi sinh còn là do quan niệm về quyền thống trị của con người trong thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa thế tục và khoa học công nghệ thời hiện đại.[2]

CHỈ THIẾU MỘT ĐIỀU - Phân Tích và Chú Giải Đoạn Tin Mừng Mc 10,17-22

Dẫn nhập:

Tin Mừng Maccô thuật lại câu chuyện một người đến hỏi Chúa Giêsu về sự sống đời đời, và Người trả lời rằng "anh chỉ thiếu một điều". Sau đó, Người đề nghị cho anh một loạt những việc cần làm như "hãy đi", "hãy bán những gì anh có", "cho người nghèo, rồi "hãy đến theo" Người (Mc 10,21b). Ở đây dường như bản văn không cho thấy rõ điều Chúa Giêsu nói người ấy thiếu là gì... 

Khủng hoảng môi sinh – Dấu chỉ để sám hối

Có nhóm du khách Tây khi tham quan một khu du lịch sinh thái ở Việt Nam đã xin túi nilon để gom nhặt rác do nhiều người khác vứt lại [1]. Câu chuyện đó khiến nhiều người để tâm suy nghĩ. Vấn nạn môi trường là thực tế ai cũng nhận thấy rõ ràng, nhưng không phải ai cũng dừng lại để phản tỉnh về sự nghiêm trọng của nó, hay để hiểu hơn nguyên nhân và tìm cách giải quyết như lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp Laudato sí [2].

Thuyết kiêm ái của Mặc Tử

Mặc Tử 
(470 – 391BC) 

Kiêm Ái của Mặc Tử là ‘yêu người như yêu chính bản thân mình,’ không phân biệt ranh giới. Liệu một tư tưởng như thế có khả thi hay không? Và tư tưởng Kiêm Ái giúp gì cho bối cảnh xã hội ngày nay? Tác giả bài viết nỗ lực giải đáp các vấn đề này qua việc làm sáng tỏ khái niệm Kiêm Ái, động lực của Kiêm Ái, cũng như đối chiếu khái niệm Kiêm Ái của Mặc Tử với Đức Nhân của Khổng Tử.