Origen và Kinh Thánh - Công cuộc hộ giáo và Phương pháp chú giải

Câu hỏi được được đặt ra là điều gì đã khiến Origen gắn bó cuộc đời mình với Kinh Thánh như vậy, và rồi ngài đã diễn tả kinh nghiệm của ngài về Kinh Thánh như thế nào, và "chúng có giúp gì cho người tín hữu ngày hôm nay không?

The Political and Anti-Political in Hannah Arendt’s Thought



Following Heidegger, Hannah Arendt essentially undertook a phenomenological uncovering of the structures of human action qua existence and experience rather than abstract conceptual constructions or empirical generalizations about what people typically do. Arendt made a phenomenological reconstruction of the nature of the political, then elaborates on them and refines them.

Course: Political Philosophy

Professor: Fr. Luis David, SJ.

Saint Joshep Jesuit Scholasticate - Vietnam

December 17, 2017

Bước chuyển Vaticanô II trong nền thần học luân lý - Canh tân quan niệm về con người

Dẫn nhập:

Có thể nói rằng nền thần học Công Giáo nói chung và thần học luân lý nói riêng đã có nhiều chuyển biến quan trọng xoay quanh cột mốc Công Đồng Vaticanô II.[1] Theo nhận định của Richard Gula, trong bước chuyển (shift) ấy, con người trở thành điểm khởi thích hợp cho việc triển khai ý nghĩa luân lý tổng quát, cũng như cho việc cung cấp những chuẩn mực nền tảng cần thiết cho những vấn đề liên hệ đến phần luân lý chuyên biệt.[2] Trong bối cảnh của những bước chuyển và thay đổi ấy, các câu hỏi có thể được được đặt ra là "tại sao nền thần học luân lý trước Vaticanô II cần được canh tân và canh tân như thế nào", "hình ảnh về con người đã biến chuyển ra sao" và "sự biến chuyển thể hiện trong nền thần học luân lý mới như thế nào"? 

Quan Niệm Về Thế Giới Trong Thánh Vịnh 104 - Một Đóng Góp Cho Thần Học Môi Sinh

Dẫn nhập:

Trong bài viết "Những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng môi sinh", giáo sư Lynn White đã cho rằng cái nhìn nhị nguyên phân tách giữa con người và thế giới tự nhiên, xem con người ở vị thế làm chủ, khai thác và bóc lột thế giới tự nhiên là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng môi sinh ngày nay.[1] Nhiều học giả sau đó phân tích cho thấy nguyên nhân khủng hoảng môi sinh còn là do quan niệm về quyền thống trị của con người trong thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa thế tục và khoa học công nghệ thời hiện đại.[2]

CHỈ THIẾU MỘT ĐIỀU - Phân Tích và Chú Giải Đoạn Tin Mừng Mc 10,17-22

Dẫn nhập:

Tin Mừng Maccô thuật lại câu chuyện một người đến hỏi Chúa Giêsu về sự sống đời đời, và Người trả lời rằng "anh chỉ thiếu một điều". Sau đó, Người đề nghị cho anh một loạt những việc cần làm như "hãy đi", "hãy bán những gì anh có", "cho người nghèo, rồi "hãy đến theo" Người (Mc 10,21b). Ở đây dường như bản văn không cho thấy rõ điều Chúa Giêsu nói người ấy thiếu là gì... 

Khủng hoảng môi sinh – Dấu chỉ để sám hối

Có nhóm du khách Tây khi tham quan một khu du lịch sinh thái ở Việt Nam đã xin túi nilon để gom nhặt rác do nhiều người khác vứt lại [1]. Câu chuyện đó khiến nhiều người để tâm suy nghĩ. Vấn nạn môi trường là thực tế ai cũng nhận thấy rõ ràng, nhưng không phải ai cũng dừng lại để phản tỉnh về sự nghiêm trọng của nó, hay để hiểu hơn nguyên nhân và tìm cách giải quyết như lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thông điệp Laudato sí [2].

Thuyết kiêm ái của Mặc Tử

Mặc Tử 
(470 – 391BC) 

Kiêm Ái của Mặc Tử là ‘yêu người như yêu chính bản thân mình,’ không phân biệt ranh giới. Liệu một tư tưởng như thế có khả thi hay không? Và tư tưởng Kiêm Ái giúp gì cho bối cảnh xã hội ngày nay? Tác giả bài viết nỗ lực giải đáp các vấn đề này qua việc làm sáng tỏ khái niệm Kiêm Ái, động lực của Kiêm Ái, cũng như đối chiếu khái niệm Kiêm Ái của Mặc Tử với Đức Nhân của Khổng Tử.

Human beings as sexual beings

Question: How do I understand myself or general human beings as sexual beings, and how do I live as sexual being?


Reflecting on what I already knew and what I have learned about sexuality, I think that firstly my method is changing, it is not the way of collecting more information and knowledge, but reconstruction of some things which is already there in me, some concepts or some perception I have had before now are reformed. Surely one of them is sexuality. It is somehow not easy, because the word which is the translation of ‘sexuality’ in Vietnamese language impressed my mind, it frames my thought. On this reflection paper, I do step by step to answers the question above.

BẢNG CÂU HỎI THU HOẠCH - Môn Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam



Link Download: 12

Bias against homosexuality: Reflecting on Philadelphia and Danish Girl films

What is human love regarding to sexual orientation, and what is your bias against homosexuality? Reflecting on Philadelphia and Danish Girl films.

Honestly, I was moved much when watching these two films. It is the time when there are somethings changed in myself, perception, attitude, and emotion. In my reflection, I am going to share my point of view according to two topics above.

What is Human Beings – Being Conditioned

Question: watching movies: Never Let Me Go and Blade Runner. 1/ What is human being? 2/ What is AI? and what is the right relationship between human and AI?

What is Human Beings – Being Conditioned

 “What we are?” or “who we are?” is always the never lasting question coming to one as a human being. The way we know what or who we are is also the way we live and identify ourselves and so what are ‘others’, what is purpose or meaning of life, and what make humanity?


Đường hoàn thiện!

Đường hoàn thiện!



Có thể, một người khi đạt tới cảnh giới giác ngộ thì

mọi niềm vui, nỗi buồn, thành công, hay thất bại đều có thể coi nhẹ,

luôn mang trong mình một tâm thái từ bi, bao dung, một tấm lòng thiện lương,

yêu thương con người và chan hòa với vạn vật!

...

Biển vì có thể dung nạp trăm con sông mà trở nên lớn,

Con người chính vì có thể bao dung mà trở nên vĩ đại.

Cốt lõi niềm tin Kitô giáo là gì?

Trong năm đức tin 2013, qua tông sắc Porta Fidei, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã viết: “điều cần thiết là phải duyệt lại lịch sử niềm tin của mình”. Hãy trình bày lịch sử niềm tin đặc thù Kitô giáo qua các lạc thuyết và các công đồng đầu tiên trong lịch sử giáo hội. 

Tháng 2 năm 2021 

Dẫn nhập

Đức Giêsu là Thiên Chúa

Đức Giêsu là Thiên Chúa làm người

Đức Giêsu là Chúa và là người: 2 bản tính, 2 ý chí

Kết luận

CÂU HỎI ÔN TẬP: BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI CÁC NGÔN SỨ

                                                     

Link tải bài viết

Nỗi Khắc Khoải Trong Kiếp Người : Dưới Quan Điểm Nhân Học – Thần Học Của Karl Rahner




Abstract:   

Có những năng động chưa rõ nào đó trong thâm sâu vẫn luôn âm ỉ chi phối mỗi suy nghĩ, lời nói, hành vi, và cảm nhận của mỗi người. Những câu hỏi như "Tôi là ai?", "Tôi thực sự đang khát mong hay tìm kiếm điều gì?", hay "Điều gì sẽ làm cho tôi thỏa lòng và hạnh phúc?" vẫn là những truy vấn căn bản và thường hằng mà mỗi người đều có thể nhận thấy nơi kinh nghiệm hiện sinh của mình. 

Men in Society: Accompany Men in Today Mission


Professor: Sophia Park (CA, SA)

August 26, 2020




Men in Society
Accompany Men in Today Mission

Nowadays, there are many studies and movements fighting for feminism, in society and the church. Their thought and behaviors are often about condemning and showing men's problems and claiming equal gender rights for women. However, there are very little research on men and masculine. On the one hand, it takes away one aspect of understanding women; on the other hand, it avoids the study of men.

Therefore, this article would like to seek the overview perception of men in today's society, particularly in the Vietnamese society and the Vietnamese Church, then think and draw some necessary reflection, and make pastoral program to support them.

Life is your choice!



Someone said: Life is a journey, life is between B and D, 

B is Born

D is Death

But there is C between, and what is C?

C is choice

What is to suffer or not suffer?

What is hurt and not hurt?

Take your choice and live life happily!


Đức Tin: Bản Chất - Đối Tượng - Nền Tảng - Và Các Vấn Đề Liên Quan

 


Tóm dịch từ: Avery Dulles, SJ, The Assurance Of Things Longed For, (New York: Oxford University Press,1994), 170-223.

Bài viết xoay quanh chủ đề đức tin, với các vấn đề như "có nhiều quan điểm về đức tin (I); vậy bản chất (II), đối tượng (III), và nền tảng (IV) của đức tin là gì? và các điều khác (V) liên quan đến đức tin.

Các Mẫu Thức Mặc Khải - Mặc Khải Như Là Kinh Nghiệm Nội Tâm

 


Tóm dịch từ: Avery Dulles, SJ, Models Of Revelation, (New York: Doubleday & Company, 1983), 68-83.


Mạc khải như là kinh nghiệm nội tâm là gì? Ưu và khuyết điểm của mô hình mạc khải này?

Một câu hỏi được đặt ra rằng liệu mạc khải có hoàn toàn mang tính khách quan như một điều gì đó nằm bên ngoài người lãnh nhận, vốn như mô hình xem mạc khải như là giáo thuyết hoặc như là biến cố quan niệm chăng. Trả lời và phản đối lại quan điểm trên, một mô hình mạc khải khác phát triển sôi nổi vào thế kỷ XIX quan niệm rằng mạc khải như là kinh nghiệm nội tâm và chú trọng vào tính chủ quan thay vì yếu tố khách quan. Bài viết sau đây sẽ khái lược về mô hình này và đưa ra những nhận xét về ưu và khuyết điểm của nó.

a. Khái niệm Mạc Khải Như Là Kinh Nghiệm Nội Tâm

Trước hết, mô hình mạc khải này được khái quát qua những phân tích về hình thức, nội dung, và những tiêu chí để thẩm định về chân lý mạc khải của nó.

Về hình thức của mạc khải

Với nguyên tắc nền tảng xem Thiên Chúa vừa siêu việt vừa nội tại, mô hình này cho rằng Ngài có thể tác động với thụ tạo bất cứ lúc nào (Cv 17,28). Vì là Đấng Thiêng liêng nên Ngài ngỏ lời trong nội tâm mỗi người. Do đó, mạc khải thiết yếu xảy ra trong kinh nghiệm nội tâm trực tiếp về Thiên Chúa, Đấng tương quan cá vị với mỗi người (Friedrich Schleiermacher, Albrecht Ritschl, Wilhelm Herrmann). Hay mạc khải là sự biểu lộ của Thiên Chúa nơi lòng đạo đức do chính Ngài gây nên (Auguste Sabatie). Mô hình này đồng hóa mạc khải với kinh nghiệm nội tâm trực tiếp về sự hiện diện của Thiên Chúa (George Tyrrell), hay với yếu tố thần bí (Evelyn Underhill và Dean Loge).

Thứ đến, mạc khải như là kinh nghiệm về Thiên Chúa này vốn trực tiếp và không qua trung gian. Nó không chỉ là kinh nghiệm của người xưa nhưng còn là kinh nghiệm nội tâm nơi mỗi cá nhân, lúc này và ở đây. Vì Thiên Chúa nói với mọi người như nhau, phổ quát, tùy vào sự đón nhận nơi mỗi người mọi thời. Hơn nữa, John Hick còn cho rằng tất cả những người thuộc các tôn giáo khác nhau đều có kinh nghiệm thần bí, vì có cùng một Thần Khí. Ai cũng có thể có kinh nghiệm nội tâm, nhưng có những người trở thành mô mẫu và đặc biệt, kể cả Chúa Giêsu.

Do đó, không có cái được gọi là mạc khải siêu nhiên. Vì họ xem nó chỉ là những kinh nghiệm khác thường cấp cao của những kinh nghiệm bình thường (Tyrrell), không có sự phân biệt, không có người nổi bật hay được tuyển chọn. Sabatier cho rằng thoạt đầu mạc khải xảy ra cách riêng tư đặc biệt nơi một dân tộc, nhưng dần trở nên phổ quát chung cho mọi người.

Về nội dung của mạc khải

Mô hình này nhấn mạnh rằng đối tượng hay nội dung mạc khải là chính Thiên Chúa.[1] "Chính sự hiện diện của Ngài trong chúng ta thúc đẩy chúng ta sống công chính và yêu thương" (Sabatier). Thánh Kinh do đó cũng được xem là sự diễn tả và ghi lại kinh nghiệm gốc. Sabatier nói rằng kinh nghiệm nội tâm tự nó diễn đạt thành lời và chữ viết cách tự nhiên, và được ghi chép lại.

Cũng vậy, quan điểm này xem giáo lý có ý nghĩa là vì giúp khơi gợi lên cảm thức tôn giáo, chứ chúng không được đồng hóa với mạc khải (Tyrrell). Tương tự như thế, khi phân biệt giữa đức tin và niềm tin (giữa đón nhận mạc khải và chấp nhận các giáo thuyết), mô hình này xem tín điều như là lớp vỏ bọc bảo vệ cốt lõi đức tin tông truyền; tín điều ấy giữ gìn được tính biểu tượng được gợi lên từ những diễn tả của kinh nghiệm nguyên thủy, dù hữu ích nhưng không phải là chính mạc khải. Tóm lại, mô hình này cho rằng tôn giáo sẽ bị bóp méo khi đức tin bị hiểu sai là sự chấp nhận về mặt lý trí những mệnh đề đức tin và những chứng từ lịch sử hay biến cố (mô hình 1 & 2).

Về thẩm quyền và tiêu chuẩn xác định mạc khải

Vấn đề được đặt ra trong mô hình này là "thẩm quyền và tiêu chuẩn để xác định một kinh nghiệm hay mạc khải là chân thật là gì? "

Có tác giả cho rằng thẩm quyền cao nhất là Thánh Kinh (Dodd). Tuy nhiên đó không phải là những mệnh đề được ghi chép lại; nhưng nhờ ngang qua những lời nói, việc làm, tư tưởng giới hạn và có thể sai lỗi, và đặc biệt nơi Đời sống và Lời Dạy của Chúa Giêsu được ghi lại đó, mà Thiên Chúa có thể dùng để truyền thông chân lý mạc khải. Mặt khác có những tác giả cho rằng mạc khải không diễn ra nơi chúng ta nếu không đụng đến tôi; không có kinh nghiệm cá vị thì nó chưa là mạc khải (Sabatier). Do đó, thẩm quyền nằm nơi kinh nghiệm cá vị nội tâm chứ không nơi cuộc đời và lời giảng của Chúa Giêsu. Quyền ấy cũng không thuộc Giáo Hội nhưng nằm nơi mỗi người.

Cụ thể hơn, tiêu chuẩn đo lường mạc khải chính là sự chân thực trong kinh nghiệm tôn giáo. Tiêu chuẩn là phẩm chất của kinh nghiệm, không cần phải chứng minh, vì sẽ không thể hoặc sẽ dư thừa. Kinh nghiệm đó là chân thực khi nâng đỡ và nuôi dưỡng tâm hồn và lặp lại, mang hoa trái sự sống và an ủi thiêng liêng (Tyrrell). Hay kinh nghiệm ấy là chân thực khi làm cho lòng bừng cháy, đánh thức sự đáp trả nơi mỗi người. Không có một danh sách tiêu chuẩn khách quan để xem đâu là kinh nghiệm đích thực (Dean Loge).

b. Ưu điểm

Có thể nói trước hết mô hình này giúp tránh được phê bình của Chủ Nghĩa Duy Lý và tránh được mâu thuẫn với khoa học ngay từ nền móng, khi quan niệm mạc khải đến từ kinh nghiệm, không phải là chân lý mệnh đề, cũng không phải chân lý khoa học.

Nhưng đặc biệt hơn cả, mô hình mạc khải như kinh nghiệm thúc đẩy lòng đạo đức và khơi dậy đức tin cá vị nơi người tín hữu. Mô hình này đặt nặng tâm tình và đề cao đời sống cầu nguyện, giúp chất vấn đời sống của các tín hữu nếu chỉ lo học kinh, giáo lý, hay đọc Thánh Kinh suông mà không có tâm tình gặp gỡ Chúa. Hơn nữa, mô hình này chống lại xu hướng vật hóa điều thiêng liêng quá thô sơ, thay vào đó giải thích những chân lý đức tin theo nghĩa nhân sinh và trong tương quan. Vd: Hỏa ngục là tình trạng xa rời, cắt đứt tương quan với Thiên Chúa…

Bên cạnh đó, mô hình này hỗ trợ đối thoại liên tôn khi có cái nhìn tích cực về tôn giáo khác, khi cho rằng mọi tôn giáo đều có thể có dấu vết của sự tự mạc khải của Thiên Chúa.

c. Khuyết điểm

Tuy nhiên, mô hình này không tránh khỏi những yếu điểm quan trọng.

Thứ nhất, vì quá nhấn mạnh vào yếu tố kinh nghiệm, xem Thánh Kinh cách chỉ là ghi lại kinh nghiệm nội tâm của một số người có kinh nghiệm tôn giáo đặc biệt, nên mô hình này có khuynh hướng đọc Thánh Kinh cách chọn lọc, chỉ chú trọng những đoạn nói về kinh nghiệm mạc khải. Như vậy, Thánh Kinh cùng lắm chỉ đóng vai trò tham khảo hay mô mẫu, không đóng vai trò thiết yếu. Dodd phê bình mô hình này khi cho thấy rằng trong Thánh Kinh, dân được chọn không phải là một dân có kinh nghiệm tôn giáo, nhưng hoàn toàn ngược lại: phản nghịch, tội lỗi (Mc 2,17).

Thứ hai, mô hình này đánh đồng kinh nghiệm giữa các tôn giáo, bỏ qua hoặc xem nhẹ vai trò của các ngôn sứ và đặc biệt là Đức Kitô. Vì cho rằng những khác biệt giữa các kinh nghiệm tôn giáo là không quan trọng, mọi tôn giáo về bản chất là như nhau (Maslow), do đó họ xem Đức Kitô chỉ đóng vai trò mô mẫu chứ không phải thiết yếu của mạc khải. Phản ứng lại, Herrman cho rằng không phải mọi người đều có thể có kinh nghiệm về Thiên Chúa. Hay với Soderblom, khi phân biệt hai loại kinh nghiệm thần bí, đã cho thấy rằng mọi tôn giáo đều có kinh nghiệm về Thiên Chúa, nhưng chỉ Kitô giáo mới có kinh nghiệm về Thiên Chúa cách đặc biệt hơn cả, vì đó là cuộc gặp gỡ trong tương quan ngôi vị, chứ không phải là một sự vô biên.

Thứ ba, mô hình này gây xung đột với giáo huấn và truyền thống của Giáo hội. Việc họ xem giáo lý là phụ vì được rút ra từ kinh nghiệm nội tâm, hay việc tách rời giáo lý khỏi mạc khải, làm nảy sinh nhiều vấn đề. Vì khó xác định được đâu là kinh nghiệm nội tâm đích thực, hay chỉ có thể trả lời cách 'mơ hồ' nên mô hình này gây ra chủ nghĩa tương đối trong việc xác định mạc khải. Nó dẫn đến chủ nghĩa cá nhân khép kín, cực đoan, mất đi tính toàn thể và hội nhất trong Giáo Hội.

Mặt khác, mô hình này cho thấy cái nhìn hạn hẹp về kinh nghiệm. Họ quan niệm kinh nghiệm có tính tự thân và trực tiếp, và đặt kinh nghiệm trên mọi tri thức khác. Khi ấy mạc khải được hiểu như là một dữ kiện nguyên sơ đi vào con người như là một bảng trắng (tabula rasa). Đó là hành động của Thiên Chúa và không cần bất kỳ truyền thống, cộng đồng, hay hình thức trung gian nào khác. Tuy nhiên, các triết gia gần đây đã chỉ ra sai lầm trong cái nhìn này, họ cho rằng trong bất kỳ kinh nghiệm nào, chủ thể cũng đã hấp thụ từ bối cảnh sống mà họ đã trải qua, vốn là những điều kiện định hình nên kinh nghiệm, vốn được chia sẻ bởi cộng đồng như lối sống và ngôn ngữ. Hơn nữa, Dupre cho rằng kinh nghiệm bao giờ cũng đi cùng với sự diễn dịch.[2]

Kết luận

Tóm lại, mô hình này quan niệm mạc khải xảy ra trong kinh nghiệm nội tâm, vốn trực tiếp và không qua trung gian. Nội dung mạc khải không phải là giáo lý hay những biến cố đã qua nhưng là chính Thiên Chúa truyền thông chính mình Ngài. Do đó, thái độ đáp lại mạc khải là thái độ thiêng liêng của con tim yêu mến, chứ không phải là sự chấp nhận các giáo thuyết hay trở lại với biến cố.

Mô hình này nhấn mạnh vào chiều kích chủ quan của mạc khải, giúp mang đến nhiều giá trị tích cực để hiểu về mạc khải cũng như giúp phản tỉnh lại đời sống đức tin nơi người tín hữu. Vì mạc khải không phải là thông tin nhưng là chân lý cứu độ, phải được đón nhận bằng vâng phục đức tin, niềm hy vọng và lòng yêu mến trong tương quan cá vị với Thiên Chúa (DV 1). Tuy nhiên, mô hình này đi đến thái quá khi đặt nhẹ hay lơ bõ vai trò của Thánh Kinh, giáo huấn, giáo lý, và đặc biệt là chính Đức Giêsu Kitô. Trái lại, Đức Kitô phải luôn là trung tâm, điểm tới, và là sự viên mãn của mạc khải, và không còn mạc khải nào khác nữa (DV 4).



[1] Sau này Vat. II đã lấy lại ý này.

[2] Chính sự làm rõ mối liên hệ và phân biệt giữa kinh nghiệm và sự diễn dịch kinh nghiệm sẽ giúp tránh đi mâu thuẫn đối chọi giữa mô hình mạc khải này với hai mô hình mạc khải khách quan, và giúp hiểu hơn về mạc khải cách chung.

Các Mẫu Thức Mặc Khải - Mô Hình Mặc Khải Như Là Biến Cố Lịch Sử

 


Mạc khải như là lịch sử là gì? Ưu và khuyết điểm của mô hình mạc khải này?

Tóm dịch từ: Avery Dulles, SJ, Models Of Revelation, (New York: Doubleday & Company, 1983), 53-67.

Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, với việc tìm hiểu Thánh Kinh nở rộ, phong trào thần học với một quan niệm mới về mạc khải đã lớn mạnh và được nhiều người ủng hộ. Phong trào này phê phán cách hiểu về mạc khải hiện có vì cho rằng nó mang tính giáo điều. Họ cho rằng mô hình mạc khải này khiến người tín hữu chỉ lo học thuộc kinh, giáo thuyết mà không thật sự đọc Thánh kinh và gặp gỡ Chúa. Thay vào đó, họ cho rằng Thánh Kinh không chỉ là tập hợp các mệnh đề, lời dạy; mà là tường thuật, kể lại những hành động của Thiên Chúa. Mạc khải chính yếu là các biến cố trong lịch sử cứu độ. Có những quan điểm tiêu biểu của mô hình mạc khải này như sau:

Mạc khải xét như là biến cố trong thần học Anh-Mỹ

Temple, khi phê bình mô hình thứ nhất, cho rằng những tín điều và giáo lý tùy thuộc vào những biến cố mạc khải vốn xảy ra trước và chúng được rút ra từ biến cố đó. Các biến cố bao giờ cũng phong phú hơn những gì trình bày về chúng. Ví dụ, chúng ta không tài nào có thể nói hết về một biến cố nào đó cho một người khác. Cũng vậy, ông cho rằng không hề có chân lý mạc khải. Những tín điều và giáo lý chỉ như là những bảng chỉ đường cho người ta biết phải tìm kiếm mạc khải ở đâu. Do đó, Thánh Kinh cũng không phải là mạc khải, mà là một ghi chép về mạc khải. Thánh Kinh ấy cũng không phải là không sai lầm. Tuy nhiên, Temple cũng tránh xem mạc khải chỉ là những biến cố khách quan. Các biến cố đó cần được hiểu là sự tỏ lộ của Thiên Chúa. Khi đó, một nghĩa thứ yếu khác của mạc khải là những soi sáng về những điều được mạc khải. 

Thứ đến, G. Ernest Wright (phân tích Thánh Kinh) nhấn mạnh Thiên Chúa hành động hơn là Thiên Chúa nói. Phương tiện mạc khải chính yếu là các biến cố lịch sử. Do đó Thánh Kinh không phải là Lời Thiên Chúa nhưng chính yếu là ghi lại những hành động của Thiên Chúa và những đáp trả được hành động đó gợi lên. Ông trích dẫn từ Thánh Kinh và cho thấy rằng một số đoạn Thánh Kinh không nói về Thiên Chúa và các thuộc tính của Ngài, hoặc nói về Thiên Chúa nhưng không theo cách nói bằng những ý niệm trừu tượng. Trên nền tảng Thánh Kinh, ông kết luận rằng Thiên Chúa mạc khải không qua những kinh nghiệm thần bí mơ hồ nhưng qua những biến cố lịch sử khách quan. Chúa tỏ mình ra cho toàn thể nhân loại. Do đó, mục đích của thần học là đưa Giáo Hội trở lại với trình thuật nguyên sơ về những hành động của Thiên Chúa. Giống như Temple, ông còn cho rằng việc diễn giải cũng là một phần cùng với hành động là mạc khải của Thiên Chúa.

Quan niệm về Mạc khải và Lịch sử cứu độ của Cullmann.

Cullmann cho rằng Thánh Kinh là câu chuyện về công cuộc cứu độ của Thiên Chúa và có ba giai đoạn trong tiến trình mạc khải. Thứ nhất là biến cố đơn thuần, thứ đến là sự khai mở dành cho nhà ngôn sứ thấy để hiểu biến cố ấy, và sau cùng là sự kết hợp trong trí hiểu nơi vị ngôn sứ giữa biến cố mới ấy và những gì được mạc khải trước đó trong lịch sử cứu độ. Nơi ông có sự đan xen giữa hai khái niệm về mạc khải. Mạc khải là biến cố xảy ra cùng với sự giải thích có linh hứng. Mạc khải còn là sự khai sáng cho các ngôn sứ để nhận ra và giải thích về biến cố, với sự hướng dẫn của Thánh Thần. Tuy nhiên, khác với hai quan điểm trên, dù theo cách nói biến cố đi trước sự giải thích nhưng ông xem sự giải thích các biến cố có tính thiết yếu, và các biến cố không tự giải thích cho chúng. Giống như Temple, ông cho rằng các biến cố chỉ tỏ lộ ý nghĩa siêu nhiên chỉ khi chiêm ngắm bằng đức tin.

Pannenberg: Mạc khải như là lịch sử

Wolfhart Pannenberg (thế kỷ 20) hiểu mạc khải mang tính lịch sử. Ông phê bình những tư tưởng về mạc khải như lịch sử ở thế kỷ 19 chỉ là nửa vời. Cụ thể, ông phê bình quan niệm về "một lịch sử cứu độ tách rời hẳn lịch sử thường" của Cullmann. Đối kháng lại với những tư tưởng trước, ông chủ trương sự đồng nhất chặt chẽ giữa mạc khải và lịch sử. Mạc khải không ở trong một phần nhưng trong toàn bộ lịch sử. Ngược lại với Cullmann, ông cho rằng các biến cố tự giải thích cho chúng, không cần phải được minh giải bằng một sự khai mở thêm. Do đó không cần có sự soi sáng này để hiểu về chúng, chỉ cần lý trí tự nhiên là đủ. Tóm lại, ông cho rằng mạc khải không bao giờ xảy ra ngoài biến cố. Ông không thừa nhận việc Thiên Chúa tự biểu lộ cách trực tiếp qua sự xuất thần hay lời nói. Thiên Chúa luôn mạc khải cách gián tiếp. Chống lại mô hình mạc khải như những tín điều, ông cho rằng Lời được hiểu như là một phương diện của mạc khải và được liên kết với các biến cố.

Ưu và khuyết điểm của mô hình mạc khải này

Mô hình mạc khải này trước hết mang lại những giá trị tôn giáo thực tiễn. Khi nhấn mạnh hành động của Thiên Chúa, mô hình này nhấn mạnh đến tương quan rõ nét hơn giữa người tín hữu với Thiên Chúa. Chính khi chiêm ngắm hành động của Chúa tỏ lộ tình yêu của Người, họ được thúc đẩy để đáp trả lại cách sâu xa hơn, đi vào mối tương quan mật thiết, sống động hơn với Thiên Chúa. Mặt khác, cách hiểu mạc khải này thúc đẩy thần học Thánh Kinh phát triển ở một số điểm. Nó giúp ta chú ý Thánh Kinh hơn, đọc và hiểu Thánh Kinh cách phong phú hơn. Khi ấy các sách lịch sử và ngôn sứ, các bản văn khải huyền còn được xem như là những giải thích của lịch sử. Các sách Tin Mừng đều tập trung vào những hành động mà Thiên Chúa biểu lộ cho dân. Hơn nữa, mẫu thức này mang tính năng động hơn mẫu thức mạc khải như là tín điều. Nếu mô hình một có khuynh hướng trình bày mạc khải như một cơ cấu xác định và đồng nhất, mô hình hai nhìn toàn bộ mạc khải trong những giai đoạn kế tiếp nhau, nối kết nhau cách linh động. Các tín hữu dù ở thời đại nào và thuộc nền văn hóa nào cũng có thể tham dự vào biến cố mạc khải đã xảy. Như vậy, mô hình này vừa gìn giữ gốc rễ của mình vừa mang lại tính liên tục của truyền thống. Do đó, nó ít có tính độc đoán và mang tính thuyết phục hơn cho nhiều người. Khi ấy họ được thúc đẩy tự kiểm nghiệm những biến cố mạc khải, và sự đón nhận mạc khải không phải là hành vi mù quáng, nhưng hợp lý nữa.

Khuyết điểm của mô hình này là gặp khó khăn khi trả lời cho câu hỏi đâu là biến cố mạc khải. Vì không phải biến cố nào cũng là mạc khải (Vd: biến cố tội lỗi: ông Giuđa và bà Tamar; biến cố vô thưởng vô phạt). Hoặc khi trả lời cho câu hỏi đâu là ý nghĩa của biến cố mạc khải, họ có nguy cơ mơ hồ, chủ quan, khó xây dựng tính liên tục và đồng nhất. Đặc biệt, mô hình này dẫn đến nguy cơ xem nhẹ Lời, đặc biệt là những lời đã được kết tinh trong giáo lý truyền thống của Giáo hội. Vì trong Thánh Kinh, Thiên Chúa quả có nói/ban các chân lý; nhiều khi sứ điệp là yếu tố chính của biến cố mạc khải; nhiều khi lời soi sáng cho biết ý nghĩa đích thực của biến cố. Lời là yếu tố quan trọng của cuộc sống con người. Mặt khác, việc cho rằng 'những lời nói và thị kiến là không quan trọng' là võ đoán. Vì trong Ds 12,6-8, Chúa nói rằng Chúa giúp các tiên tri nhận biết Người qua thị kiến, và Người nói miệng đối miệng với Môsê; hoặc các sách Sáng Thế, Xuất Hành, lụt Hồng Thủy không thể hoàn toàn được xếp và sách lịch sử theo cách hiểu phổ thông hiện nay.

Kết luận

Tóm lại, mô hình mạc khải này dựa trên lý luận cho rằng con người hiểu về nhau hơn qua hành động chứ không qua lời nói. Thiên Chúa là ngôi vị, do đó Người tự tỏ lộ qua các biến cố hơn là các giáo thuyết. Giáo thuyết là phụ vì được rút ra từ biến cố. Khi đó, Thánh Kinh là quan trọng nhưng không là hệ thống giáo lý, mà ghi lại các biến cố Thiên Chúa hành động. Mô hình này muốn giúp người tin hữu đọc Thánh Kinh theo cách đưa họ về với chính biến cố gốc của lịch sử cứu độ, khi ấy mới có thể gặp được mạc khải của Thiên Chúa. Như vậy, theo mô hình hai, tín hữu gặp được mạc khải khi sống lại, đi vào, và tham dự vào biến cố mạc khải ấy.

Mặt khác, giống như mô hình một, mô hình này có những ưu và khuyết điểm của nó khi hiểu về mạc khải. Do đó, ắt hẳn cần cả hai mô hình trên để bổ túc cho cách hiểu về mạc khải. Có thể xem cả hai như là mô thể và chất thể của mạc khải, và có mối thống nhất bên trong với nhau (theo Vat II). Ta thấy rằng lời và hành động luôn có mặt trong nhau. Ví dụ, bất cứ khi nào ta hành động, thì hành động ấy mang một ý nghĩa trình bày, mang đặc điểm của lời. Và ngược lại, khi viết hay nói thì có một năng lực được tạo ra trong lịch sử thế giới. Trong Thánh Kinh cũng vậy, Lời Chúa không bao giờ là trống rỗng nhưng luôn mang năng lực sáng tạo, và hành động của Chúa vừa bằng Lời vừa bằng hành vi. "Ngôi Lời đã trở thành xác thịt" (Ga 1,14) diễn tả đặc tính lời của biến cố Nhập Thể; các môn đệ đã nghe, đã thấy, đã sợ mó được "lời hằng sống" (1Ga 1,1). Trong tiếng Do Thái, từ dabar vừa có nghĩa là lời vừa có nghĩa là biến cố cũng cho thấy tính lưỡng diện này.

Các Mẫu Thức Mặc Khải - Mô Hình Mặc Khải Theo Giáo Thuyết

 



Mạc khải theo mô hình Giáo Thuyết là gì? Khác biệt giữa Công Giáo và Tin Lành trong mô hình này? Và ưu khuyết điểm của mô hình này ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi trên, bài viết trước hết khái quát hóa quan điểm mạc khải theo mô hình Giáo Thuyết tương ứng trong hai nhóm Tin Lành và Công Giáo, kế đến đưa ra nhận xét về một vài điểm giống và khác nhau giữa hai nhóm, và sau cùng đi đến những nhận định về ưu khuyết điểm của mô hình này.


Tóm dịch từ: Avery Dulles, SJ, Models Of Revelation, (New York: Doubleday & Company, 1983), 19-35.


Mô hình mạc khải Giáo Thuyết tồn tại trong thời gian dài của lịch sử Giáo hội ngày từ thời Giáo hội sơ khai. Cách chung mô hình này được đón nhận trong cả Giáo hội Công Giáo và Tin Lành, tương ứng với trường phái Duy Kinh Thánh Bảo Thủ và Tân Kinh Viện Công Giáo.

Trường phái Duy Kinh Thánh Bảo Thủ (Tin Lành)

Trường phái này cho rằng về nguyên tắc Thiên Chúa có thể mạc khải chính Ngài qua tự nhiên. Nhưng bởi vì Thiên Chúa siêu vượt và con người bị ảnh hưởng bởi tội, nên con người không thể đạt được nhận thức tinh tuyền về Thiên Chúa nhờ mạc khải tự nhiên nữa. Do đó con người cần mạc khải siêu nhiên để nhận biết chân lý cứu độ.

Với họ chân lý cứu độ phổ biến trong thời Thánh Kinh, với đỉnh cao mạc khải nơi Chúa Giêsu và sau đó là lời giảng dạy của các tông đồ. Thánh Kinh chứa đựng toàn bộ mạc khải của Thiên Chúa (Warfield). Toàn bộ Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa viết ra và không có sai lỗi. Vì những gì Thiên Chúa mạc khải là chân lý và có thể được truyền thông cho tâm trí con người ngang qua những phát biểu rõ ràng. Họ hiểu ơn linh hứng theo nghĩa đen. Do đó, mạc khải là tập hợp của những chân lý mang tính mệnh đề mà Chúa mạc khải cho con người bằng ngôn ngữ rõ ràng trong Thánh Kinh.

Tân Kinh Viện Công Giáo

Trường phái này cũng phân biệt thành hai loại mạc khải, tự nhiên và siêu nhiên. Dù mang điều kiện hư hoại nhưng khi chiêm ngắm trật tự tự nhiên, lý trí con người có thể nhận biết sự tồn tại của Thiên Chúa như một ngôi vị, đấng sáng tạo, và là cùng đích của mọi sự. Tuy nhiên vì do sự sa ngã, để đạt được chân lý chắc chắn về Chúa và đặc biệt là các mầu nhiệm như Ba Ngôi, Nhập Thể, con người trong thực tế thiết yếu cần đến mạc khải siêu nhiên, vốn cần thiết cho ơn cứu độ.

Mạc khải với họ được hiểu theo cả ý nghĩa năng động (Actively) và khách quan (Objectively). Mạc khải là tiến trình mà trong đó gia sản đức tin được xây nên trong thời Thánh Kinh, bao gồm lời các ngôn sứ, ơn linh hứng, lời giảng dạy của Chúa Giêsu, và lời dạy của các tông đồ; và mạc khải chính là nội dung đức tin bao gồm những chân lý mệnh đề chứa đựng trong Thánh Kinh và truyền thống. Khi đó, giáo huấn Giáo hội là tiêu chuẩn thích đáng và phổ quát để xác định điều gì là mạc khải. Với cách hiểu này họ đánh đồng tín điều của Giáo hội với mạc khải thánh.

Điểm giống và khác nhau giữa hai quan điểm Tin lành và Công giáo

Giống nhau

Có thể nói cả hai đều cho rằng mạc khải siêu nhiên chuyển thông những nhận thức khái niệm bằng ngôn ngữ, và chân lý mạc khải được đón nhận qua lý trí. Mạc khải được ban dưới hình thức nội dung mệnh đề hay phát biểu rõ ràng. Mạc khải có tính khả tri và có tính khái niệm (có thể phát biểu, qua ngôn từ). Đặc biệt cả hai đều cho rằng Thánh Kinh được viết ra bởi linh hứng của Chúa Thánh Thần. Mạc khải là những chân lý mệnh đề được chứa đựng trong Kinh Thánh và không sai lầm.

Với cả hai, việc đáp trả mạc khải là thái độ tin nhận những chân lý chắc chắn chứa đựng trong nguồn đáng tin cậy. Tin là hành động của Chúa Thánh Thần trong lòng mỗi người. Tin không mù quáng nhưng là hành động hữu lý dựa vào những dấu chỉ đáng tin cậy.

Khác nhau

Tuy nhiên, quan điểm Tin lành và Công Giáo trong mẫu thức mạc khải Giáo Thuyết có những điểm khác nhau. Thứ nhất, quan điểm Tin Lành cho rằng không có thần học tự nhiên và chỉ có thần học siêu nhiên. Công Giáo ngoài việc cho rằng có mạc khải siêu nhiên, còn cho rằng có mạc khải tự nhiên. Dù con người phạm tội con người vẫn có khả năng biết ngài nhờ lý trí tự nhiên. Biết có Thiên Chúa... Tuy nhiên, khi ấy con người vẫn cần có mạc khải siêu nhiên. Vì có những mầu nhiệm trí khôn tự nhiên không thể nhận biết được.

Hơn nữa về phía Công Giáo, mạc khải không chỉ được chứa đựng trong Thánh Kinh mà còn trong truyền thống tông đồ, vồn bổ trợ và giải thích Thánh Kinh. Họ bác bỏ quan điểm của Tin lành cho rằng Kinh thánh là đầy đủ và đã hoàn chỉnh. Họ cho rằng mặc khải được chứa đựng trong hai nguồn, đó là Kinh thánh và truyền thống tông đồ. Huấn quyền vốn dựa trên cả truyền thống và Thánh Kinh có thể xác định về những chân lý không được đưa ra, hoặc ít là không được đưa ra một cách rõ ràng trong Thánh Kinh.

Ưu điểm và khuyết điểm của quan điểm mạc khải theo mô hình Giáo Thuyết

Ưu điểm

Trước hết, mô hình mạc khải này đề cao giá trị truyền thống và nền tảng, dựa trên Thánh Kinh hay dựa thêm vào truyền thống. Nội dung mạc khải theo mô hình này rất rõ ràng, không mơ hồ. Khi ấy, thần học có nhiệm vụ hệ thống nội dung, bảo vệ, và diễn tả áp dụng mạc khải có luận lý, nên tránh được những mơ hồ. Do đó, nó mang lại nền tảng thống nhất và chắc chắn trong giáo thuyết.

Bên cạnh đó, ích lợi nhất của mô hình này là mang lại hoa trái thực hành và sự hiệp nhất cũng như sự phát triển bền vững cho Giáo hội. Do trung thành với truyền thống và bản văn Giáo hội, mô hình này mang đến cho người tin sự nhất quán rõ ràng trong giáo thuyết, một cảm thức rõ về căn tín của kitô hữu. Sau cùng, kiểu mạc khải này đưa ra một cảm thức rõ về sứ mạng và sứ vụ của Kitô Giáo. Giúp họ dễ trung tín và chắc chắn trong việc rao giảng.

Khuyết điểm

Trước hết, nếu mô hình này xem mạc khải là tập hợp những chân lý mệnh đề trong Thánh Kinh vốn không sai lầm và được hiểu theo nghĩa đen, thì trong truyền thông, mệnh đề chỉ đóng một vai trò khiêm tốn, vì điều được thông truyền luôn dựa vào năng lực gợi hứng (suggestive power) hơn là nội dung luận lý của mệnh đề đó. Nội dung của các mệnh đề đặc biệt phụ thuộc vào hoàn cảnh phát xuất của mệnh đề đó.

Mặt khác, Tân Kinh Viện Công Giáo dường như cho thấy tốt hơn quan điểm Tin Lành khi dựa vào Huấn quyền là trung gian để giải thích Thánh Kinh. Tuy nhiên, họ lại quan điểm về truyền thống cách cứng nhắc, xem truyền thống là những gì được viết ra minh nhiên bằng ngôn ngữ. Khi đó truyền thống sẽ mất đi tính đúng đắn do khoảng chênh thời đại. 

Mặt khác, mẫu thức này cho thấy nó không tương hợp với yếu tố kinh nghiệm. Vốn đề cao thẩm quyền và chấp nhận những mệnh đề và khái niệm vốn xa rời hoàn cảnh của người tin hiện tại, mô hình này ít nại đến những năng lực gợi hứng trong Thánh Kinh, ít tìm kiếm những dấu chỉ hiện diện của Chúa trong kinh nghiệm thường nhật của con người, nên kiểu mạc khải này thất bại để giải đáp những truy vấn đức tin, và bị bó buộc trong cái khung ngôn ngữ và khái niệm. Trái lại, đức Pius XI nói rằng thần học phải mở ra với những khả thể mà giáo huấn Giáo hội không đề cập như những mệnh đề. Cần tìm kiếm cách thức sáng tạo để trình bày mạc khải trong thời đại mới bằng cách quan tâm hơn đến kinh nghiệm của người tín hữu hôm nay. Sau hết, mô hình này không thích hợp để đối thoại với các giáo hội và tôn giáo khác vì xem họ không có bất kỳ chân lý mạc khải nào.

Tóm lại, mô hình mạc khải Giáo Thuyết tồn tại phổ biến trong thời gian dài của lịch sử Giáo hội. Mãi cho tới thế kỷ 17-18, quan niệm mạc khải này mới bị đặt vấn đề. Mô hình này quan niệm mạc khải là những mệnh đề phát biểu rõ ràng, luôn mang giá trị nhận thức, nên luôn trung thành với truyền thống, và mang lại sự hiệp nhất và vững chắc trong giáo thuyết và sứ mạng của người tín hữu. Tuy nhiên, kiểu mẫu mạc khải này cũng gây ra những hệ quả tiêu cực và bị chống đối nhiều ngày nay, do hiểu Thánh Kinh theo nghĩa đen và hiểu truyền thống một cách cứng nhắc.

Có Những Chất Vấn Cho Mạc khải - Giáo Hội Trả Lời Ra Sao?




Đâu là những lập luận chống lại mạc khải? Và những lập luận để Giáo hội giải đáp lại? Để trả lời câu hỏi này, trước hết bài viết lược lại dòng lịch sử khi mạc khải bị đặt vấn đề, kế đến chỉ ra một vài lập luận chống đối mạc khải cách khái quát, và đi đến những phản tỉnh cá nhân sau cùng.

Tóm dịch từ: Avery Dulles, SJ, Models Of Revelation (New York: Doubleday & Company, 1983), 1-18.

Mạc khải Kitô Giáo bị chất vấn trong dòng lịch sử

Kitô Giáo cũng giống như các tôn giáo khác tin rằng những chân lý đức tin được Thiên Chúa mạc khải trong lịch sử. Vào thời giáo hội sơ khai, suy nghĩ về mạc khải được đón nhận rộng khắp cách đương nhiên. Nhưng mãi cho tới thế ký 16, với sự xuất hiện của Thệ Phản Tin Lành, cùng với sự chống đối tôn giáo trong các thế kỷ tiếp theo (chủ nghĩa Duy lý), khái niệm mạc khải cổ điển là những chân lý đức tin được Thiên Chúa thông truyền vào thời Thánh Kinh, được gìn giữ và giải thích bởi Giáo hội bị truy vấn rất nhiều trong thế kỷ XX.

Những lập luận chống đối mạc khải

Những chống đối mạc khải chung quy lại bao gồm những tư tưởng và quan điểm như sau:

1. Thuyết Vô Ngộ Triết Học (Philosophical agnosticism). Nhóm này truy vấn về khả năng liệu rằng lý trí con người có thể vượt qua thế giới hiện tượng trong kinh nghiệm? Hay nếu Thiên Chúa có tồn tại, thì Ngài không thể được lĩnh hội, vì Ngài siêu vượt trên kinh nghiệm nhận thức. Do đó, mọi phát biểu về Người và về hành động của Người không mang giá trị nhận thức. Mạc khải khi ấy được xem như là huyền thoại hay ẩn dụ chứ không được hiểu theo nghĩa đen. Trái lại, quan điểm Giáo hội cho rằng con người có thể biết về Thiên Chúa. Dù là siêu việt, nhưng chính Ngài đã đi bước trước và mạc khải cho con người, chứ không do con người chủ động tìm biết Ngài.

2. Phân tích ngôn ngữ (Linguistic analysis). Củng cố lý luận trên của Thuyết Vô Ngộ Triết Học, nhóm này truy vấn liệu rằng ngôn ngữ nói về sự thánh thiêng có một nội dung mang tính nhận thức rõ ràng không? Khi ấy họ ám chỉ phê bình học thuyết mạc khải cổ điển. Tuy nhiên, quan điểm Giáo hội cho rằng ngôn ngữ giới hạn nhưng vẫn có thể diễn tả đúng về Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa nói về Ngài bằng ngôn ngữ, đặc biệt trong Thánh Kinh; Thiên Chúa nói cho con người bằng ngôn ngữ của con người. Đó không phải thuần là nỗ lực của con người tự diễn tả hay nói về Thiên Chúa.

3. Nhận thức luận hiện đại (Modern epistemology). Nhóm này khi đào sâu nguồn gốc của kiến thức, họ phân biệt ra thành hai loại kiến thức, "chủ động" và "tiếp nhận". Họ phủ nhận việc lý trí con người chỉ thụ động đón nhận thông tin từ kiểu thông truyền nào đó bởi Thiên Chúa. Vì kiến thức là một sản phẩm của người biết, kiến thức ấy trong một ý nghĩa nào đó phải là "tiếp nhận", nghĩa là phải phụ thuộc vào những điều kiện và giới hạn của con người tiếp nhận. Do đó, họ lên án mạc khải vì như là việc áp đạt của quyền năng thần linh (divine authority). Tuy nhiên, đồng ý với khám phá về yếu tố "tiếp nhận" trong tri thức con người, Giáo hội cho thấy rằng Chúa vẫn mạc khải cho con người và Ngài mạc khải qua tiến trình thủ đắc nơi con người.

4. Tâm lý học thực nghiệm (Empirical psychology). Nhóm này muốn phá đổ những niềm tin ngây thơ cho rằng những gì nghe thấy đến từ trên cao. Họ lý giải những điều được gọi là "xuất thần" có thể bị giản lược như là tình trạng thôi miên hay say thuốc. Hay mạc khải đối với thời của lý trí không gì khác như là biểu hiện của tâm lý vô thức mà thôi. Tuy nhiên, Giáo hội cho rằng mạc khải vẫn có thể diễn ra và không tách biệt với yếu tố tâm lý. Vì mạc khải diễn ra nơi và trong một con người toàn thể, mà trong đó có yếu tố tâm lý.

5. Phê bình Thánh Kinh (Biblical criticism). Một vài học giả Thánh Kinh hiện đại chỉ ra những khó khăn khi quy gắn những lời và hành động cho tác nhân thánh thiêng. Bằng phương pháp phê bình văn học, họ cho rằng các ngôn sứ và tông đồ diễn tả tư tưởng của họ với ngôn ngữ thời đại đó. Các ngài đã dùng các công cụ văn chương để diễn tả ý của chính mình chứ chắc gì là Chúa nói. Do đó, những chứng cứ mạc khải trong Thánh Kinh không đáng tin về mặt lịch sử. Tuy nhiên, quan điểm giáo hội luôn cho thấy mạc khải vẫn diễn ra khi dùng công cụ văn chương và ngôn ngữ con người để diễn tả mạc khải.

6. Lịch sử học thuyết Kitô Giáo (The history of Christian doctrine). Họ cho rằng nhiều chân lý đức tin được xem như chân lý mạc khải vốn đã được điều chỉnh bởi ai đó và bởi những ý kiến sai lầm. Có những điều được cho là mạc khải đã thay đổi trong dòng lịch sử. Do đó, liệu rằng những học thuyết đó có là và còn là những chân lý được mạc khải không. Giáo hội cho thấy cần phân biệt những cấp độ khác nhau; có những thay đổi nhưng cái cốt lõi và nền tảng thì không thay đổi.

7. Tôn giáo đối chiếu (Comparative religion). Nhóm này đòi Kitô Giáo phải nhìn đến và so sánh với những tôn giáo khác vồn có những mạc khải trái ngược về một số điểm, hay có khi không xem đó là mạc khải. Hay đâu là điều cho thấy mạc khải Kitô Giáo trổi vượt trên các tôn giáo khác? Tuy nhiên, Giáo hội tôn trọng quan điểm của mỗi tôn giáo, đồng thời xác tín vào chân lý mạc khải nơi mình.

8. Xã hội học phê bình (Critical sociology). Nhóm này chỉ ra những đặc tính thành phần trong việc cấu thành hệ thống niềm tin của Giáo hội là thẩm quyền. Họ cho rằng mạc khải như là điều để giúp củng cố huấn quyền của nhóm lãnh đạo. Tuy nhiên, quan điểm Giáo hội cho thấy cái nhìn đấu tranh như thế rất là nghèo, cái nhìn về quyền bính tiêu cực như thế thì không đúng và phiến diện. Hơn nữa, dùng cái nhìn này áp dụng cho Kitô Giáo cũng hoàn toàn sai. Vì lời rao giảng mạc khải đầu tiên là cho người nghèo, phụ nữ, và các tông đồ ít học.

Bên cạnh đó, một chống đối khác xem mạc khải là sự thông ban phổ quát cho tất cả mọi người, và như thể là một "cipher" hướng chỉ đến siêu việt như Jasper nói. Khi đó, Thiên Chúa không là ngôi vị nhưng chỉ là sự trống rỗng siêu vượt nào đó. Do đó, tất cả những gì được gọi là mạc khải chỉ được hiểu theo nghĩa thần thoại. Nhưng Giáo hội luôn tin và khẳng định rằng chính Thiên Chúa đã đi vào lịch sử, đã nói và hành động trong lịch sử ấy, đặc biệt ngang qua Đức Giêsu Kitô.

Cũng vậy, ngày nay những phong trào đấu tranh hay chủ nghĩa giải phóng xem đức tin không phải là những hệ thống giáo lý giáo điều, nhưng là hành động sống. Cụ thể Gerald Downing cho rằng nên hiểu Kinh Tin Kính là một tuyên xưng về lối sống chứ không như tuyên xưng trong lời nói. Ông chống lại đức tin như là tín điều. Tuy nhiên, Giáo hội trình bày về mạc khải và đức tin một mặt mang yếu tố hướng đến thay đổi lối sống bằng những hành động cụ thể, nhưng một mặt quan trọng khác mạc khải còn là kho tàng các chân lý đức tin nữa. Có những chân lý đức tin rõ ràng, khách quan, đúng đắn do Thiên Chúa mạc khải cho.

Nhìn lại những chống đối về mạc khải

Có thể nói, cách hiểu mạc khải của Giáo hội đã và đang bị chống đối từ rất nhiều góc cạnh: triết học, tâm lý, phê bình văn học, xã hội, lịch sử… Khi nhìn lại những chống đối này, thái độ trước hết có lẽ là cần thừa nhận những chống đối ấy, để giúp chống lại những cách hiểu về mạc khải cách ngây thơ và phát triển học thuyết mạc khải đứng vững trước những chống đối ấy.

Thứ đến, nó giúp ta nhận ra rằng mạc khải cũng như đức tin vốn vượt trên lý trí. Kinh nghiệm và truyền thống cho thấy Giáo hội đã đón nhận và sống kinh nghiệm đức tin và đón nhận mạc khải trước và từ lâu rồi. Việc giải thích là đến sau nhưng không thể diễn tả và hiểu hết về mạc khải. Ngay trong Giáo hội hiện tại cũng có rất nhiều mẫu thức khác nhau để diễn tả mạc khải. Hơn nữa, dù Giáo hội có thể giải đáp nhiều vấn đề về mạc khải mà những người chống đối hay cách riêng chủ nghĩa duy lý đặt ra, thì ngay cả trong phương pháp thần học - hiểu về mạc khải một cách khoa học - đã có vấn đề. Vì tự bản chất thần học về mạc khải cần phương pháp riêng biệt và phải khởi đi từ chính mạc khải. Thần học về mạc khải không thể chỉ dựa trên lý trí thuần túy.

Tóm lại, học thuyết về mạc khải như là nền tảng cho đời sống tôn giáo của cá nhân, sứ mạng của giáo hội, và cho phương pháp thần học. Không có mạc khải, sẽ không có Kitô giáo. Những chống đối và nỗ lực giải thích những chống đối giúp giáo hội hiểu về đức tin và hiểu về mạc khải hơn. Một mặt Giáo hội nhận thấy lý trí có thể giúp hiểu mạc khải, và một mặt nhận thấy sự siêu vượt của chân lý mạc khải so với bình diện lý trí. Cũng giống như đức tin, hay chính là đức tin, không thể chứng minh có mạc khải duy chỉ bằng lý trí. Chứng minh có mạc khải giống như đi chứng minh về Thiên Chúa. Là điều bất khả!